Giải pháp chống thấm lộ thiên

   12-04-2023

Giải pháp chống thấm lộ thiên là một trong những vấn đề quan trọng trong xây dựng để bảo vệ công trình khỏi các tác động của nước, độ ẩm và mưa mang lại nhiều lợi ích, sự thuận tiện và tiết kiệm chi phí cho công trình.

Vậy Chống thấm lộ thiên là gì? Sử dụng vật liệu nào hiệu quả? Và phương pháp thi công chống thấm lộ thiên như thế nào? Hãy cùng các chuyên gia về chống thấm của KS Polymer Paint phân tích cụ thể qua bài viết này nhé!

Giới thiệu về Phương pháp chống thấm lộ thiên.

Chống thấm lộ thiên là phương pháp thi công lớp chống thấm ở bề mặt ngoài cùng của công trình mà không xây dựng lớp bảo vệ bên ngoài. Các khu vực thường sử dụng chống thấm lộ thiên như: Seno, sàn má nhà, tường đứng....
 
Ưu điểm của phương pháp chống thấm lộ thiên: Thi công đơn giản, tiết kiệm nhân lực, thời gian thi công nhanh do không mất thêm công đoạn ốp lát hay chát vữa bên ngoài, sửa chữa đơn giản, tiết kiệm chi phí và giảm phát thải rác xây dựng (đổ chạc khi sửa chữa chống thấm).
 
Nhược điểm: Chống thấm lộ thiên có rủi ro hư hại cao hơn. Do bề mặt lớp chống thấm phải chịu ma sát, sức căng, nhiệt độ nung nóng trực tiếp, mưa và ion axit – muối, đặc biệt là tia UV có khả năng phá hoại cao. Bởi vậy việc lựa chọn vật liệu chống thấm lộ thiên là rất quan trọng để khắc phục các nhược điểm trên.
 
Hiện nay có nhiều phương pháp chống thấm lộ thiên khác nhau chẳng hạn như sử dụng xi măng, Tuy nhiên hiệu quả và đảm bảo nhất phải kể đến là sử dụng Sơn chống thấm lộ thiên, đây được coi là giải pháp hàng đầu được các chủ đầu tư và nhà thầu lựa chọn hàng đầu.
 

Vậy Sơn chống thấm lộ thiên nào thì tốt nhất?

Dòng sơn tốt nhất cho phương pháp này không thể không nhắc đến đó là dòng sơn một thành phần Polyurethan (PU) và hai thành phần Polyurea. Đây là những dòng sơn cao cấp được sản xuất bởi công nghệ hiện đại, qui trình kiểm soát nghiêm ngặt và đáp ứng nhiều chỉ tiêu chất lượng cao. Các sản phẩm cao cấp cụ thể theo từng lớp thi công như sau:
 
1. Lớp lót và trám: 
Sử dụng Sơn lót một thành phần Koli - 100 cho khu vực sàn khô ráo và Sơn lót kháng ẩm hai thành phần Koli - PW150 cho khu vực sàn có độ ẩm cao thường xuyên chịu ẩm ướt.
Nếu có khe hở, vết nứt thì sử dụng keo trám Koli - SV65 kết hợp gia cường bằng lưới sợi thuỷ tinh.
 
2. Lớp phủ chống thấm:
Sử dụng Sơn chống thấm một thành phần Polyurethane Koli - 288 hoặc hai thành phần Polyurea Koli -  UH880.
 
3. Lớp phủ bảo vệ chống trà sát, trầy xước và kháng tia UV:
Sử dụng lớp bảo vệ Topcoat Koli - 300
 
 Chống thấm lộ thiên cho sàn mái 
 

Những đặc điểm, tính năng vượt trội của Sơn chống thấm lộ thiên:

  • Khả năng chống thấm nước vượt trội, là tổng hợp những ưu điểm tuyệt vời nhất của các sản phẩm chống thấm khác.
  • Sơn có khả năng bám dính cực tốt trên bề mặt xi măng, bê tông, gạch, đá, sắt, kim loại,…
  • Có khả năng chống thấm nước thuận trên bề mặt sàn mái, seno, sân thượng vô cùng hiệu quả..Ngăn chặn tình trạng mọc rêu xanh, mốc, hoen ố, trơn trượt.
  • Nói không với tình trạng vỡ nứt, hoặc bong tróc.. ngay cả khi công trình đã được sử dụng trong thời gian dài.
  • Độ đàn hồi tốt, dễ thi công, thời gian thi công nhanh chóng.
  • Sơn chống thấm được đánh giá là an toàn cho sức khỏe con người, không chứa các chất độc hại
  • Khả năng chịu nhiệt, chịu trà sát và chống chịu tia UV hoàn toàn tốt.
  • Không chỉ có độ bền rất cao mà còn có khả năng gia cường thêm cho vật liệu nền. Do đó mà sau khi đã sử dụng sơn chống thấm, các công trình bất kể làm bằng vật liệu gốc nào đều dễ dàng đạt tuổi thọ lên đến 20 năm.

Qui trình sơn chống thấm lộ thiên cho công trình.

Về cơ bản Sơn chống thấm lộ thiên có 3 lớp như đã chia sẻ bên trên, sau đây KS Polymer Paint chia sẻ tới quí độc giả các bước thi công cụ thể như sau:

Bước 1: Làm phẳng, làm sạch bề mặt

  • Nền bê tông phải được làm phẳng, bề mặt phải được bảo dưỡng đầy đủ (trên 28 ngày)
  • Loại bỏ độ ẩm, dầu, mỡ khỏi lớp nền.
  • Độ PH thích hợp cho bê tông là từ 7~8 (độ ẩm dưới 8%)
  • Đối với nền sàn cũ đã qua sử dụng: Phải trà nhám, vệ sinh sạch sẽ lớp xi măng và tạp chất bụi bẩn thật kỹ và sạch sẽ

 Vệ sinh bề mặt sàn trước khi sơn lót 

Bước 2: Trám vết nứt

  • Vệ sinh sạch sẽ và loại bỏ lớp trám cũ đối với sàn đã qua sử dụng tại các vị trí bị nứt
  • Trám vết nứt bằng keo trám Koli - SV65 kết hợp sợi thuỷ tinh gia cường

Trám vết nứt trước khi sơn lót

Bước 3: Sơn lót tăng khả năng bám dính

  • Phủ sơn lót giúp tạo độ bám dính tốt với lớp phủ ngoài. Có độ bền cao, độ giãn và có khả năng chịu thời tiết và nước.
  • Lớp lót Primer chỉ được thi công khi bề mặt nền đạt về độ ẩm, độ phẳng và độ đặc chắc, sử dụng sơn lót Koli - 100 và Koli - PW150 cho loại sàn phù hợp.
  • Phủ sơn lót một vài lần bằng chổi quét con lăn hoặc máy phun chuyên dụng với tỷ lệ 0,1~0,2kg/m2. Thi công 1 hoặc 2 lớp.
  • Khoảng thời gian sơn lại khuyến nghị là 4h ở nhiệt độ 25ºC

 

Sơn lớp lót Primer Koli - 100

 

Bước 4: Thiến hành phủ lớp sơn chống thấm
  • Tiến hành thi công ngay lớp sơn phủ Polyurethane Koli - 288 hoặc Polyurea Koli - UH880 khi lớp lót Primer đã khô (thông thường chờ 1 giờ sau khi thi công xong). Nhiệt độ môi trường cao thì thời gian khô nhanh hơn.
  • Lưu ý trong quá trình trộn nên để cánh máy trộn khuấy ngập sâu trong hỗn hợp để tránh dòng khí bị cuốn vào. Sử dụng máy khuấy với tốc độ chậm để trộn. Với Koli - UH880 là sơn hai thành phần cần trộn đúng tỉ lệ 4/1.
  • Tiến hành thi công sơn phủ Polyurethane bằng cách đổ ra mặt sàn sau đó san gạt bằng bàn gạt; lăn với con lăn sơn hoặc phun phủ bằng máy phun chuyên dụng với độ dày từ 1.0 đến 2.0 mm.
  • Sử dụng bàn gạt hoặc chổi quét để thi công tại chân tường trước.
  • Sau đó tiếp tục thi công lớp phủ sơn phủ Polyurethane bằng bàn gạt chuyên dụng. Thời gian thi công không quá 30 phút (phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường).
  • Sử dụng rulô gai để phá bọt bề mặt ngay sau khi thi công xong.

Bước 5: Sơn phủ bảo vệ tạo bóng chống trầy xước, kháng tia UV - Hoàn thiện.

Lớp phủ bảo vệ Topcoat Koli - 300 tạo bóng, chống xước,  chống tia UV là rất cần thiết trong mọi công trình chống thấm lộ thiên. Nhằm hạn chế ít nhất khả năng phá hoại của tia UV, chống lại tác động của ngoại lực, bảo vệ tốt cho lớp chống thấm.

Sau khi lớp sơn phủ chống thấm đã khô (khoảng 24 giờ sau khi thi công xong). Chúng ta tiến hành thi công sơn chống tia UV bằng rulô hoặc máy phun chuyên dụng, định mức: 0.15-0.2 kg/m2.

Sơn phủ bảo vệ Topcoat Koli - 300

Bước 6: Kiểm tra chất lượng

Để kiểm tra xem quy trình thi công sơn chống thấm công trình lộ thiên của bạn có hoàn hảo hay không thì sau khi thi công xong đợi trong khoảng 1 ngày. Sau đó quay lại thử bơm nước và xem liệu khả năng rỉ nước xuống có xảy ra không. Nếu không rỉ nước thì khả năng chống thấm của sơn khi thi công là đảm bảo chất lượng.
 
Để được tư vấn cụ thể về cách lựa chọn sản phẩm sơn phù hợp và phương án thi công chi tiết quí độc giả vui lòng liên hệ KS Polymer Paint để đươc tư vấn tận tình nhé!
 

 Copyrights Thiet Ke Website by ungdungviet.vn