Cùng KS POLYMER PAINT tìm hiểu quy trình chống thấm ban công
Đối với các công trình chống thấm thì quy trình chống thấm ban công chứa đựng nhiều yêu cầu khác nhau. Bạn cần phải tìm hiểu kỹ trước khi thi công để hạn chế tối đa các sai sót có thể xảy ra. Chỉ cần có sơ suất nhỏ cũng làm cho hiệu quả chống thấm bị giảm đi đáng kể.
Ban công bị thấm dột vì nguyên nhân gì?
Ban công là khu vực bên ngoài ngôi nhà và phải gánh chịu hầu hết các yếu tố tác động ngoại cảnh. Cụ thể là thời tiết, khí hậu, môi trường… đều có thể làm cho công trình bị ảnh hưởng. Điều này sẽ làm cho ban công thường xuyên gặp phải một số vấn đề thấm dột nghiêm trọng khó khắc phục được.
- Trong quá trình thi công đã tạo ra các lỗ nhỏ li ti, vết rạn, vết nứt,… trên bề mặt tường tạo cơ hội cho nước dễ dàng theo các vết rạn. Chính xác vết nứt này đã làm nước ngấm xuống gây ra tình trạng ẩm mốc, thấm dột.
- Đường ống cấp thoát nước gặp sự cố gây đọng nước trên ban công.
- Quá trình thi công chống thấm trước không được thực hiện đúng quy trình chống thấm ban công. Vật liệu và chất liệu sử dụng chống thấm không đạt chất lượng cao.
- Chênh lệch nhiệt độ từ thời tiết sẽ gây ra việc công trình bị co ngót vật lý. Cụ thể là khi nhiệt độ nóng bê tông sẽ nở ra, ngược lại nhiệt độ lạnh sẽ làm co ngót kết cấu công trình.
Các vật liệu chống thấm được sử dụng phổ biến
Hiện nay, trên thị trường đang có nhiều vật liệu chống thấm được áp dụng cho quy trình chống thấm ban công. Tùy thuộc vào đặc trưng của từng công trình và thiết kế ban công sẽ quyết định vật liệu chống thấm. Bên dưới là một số vật liệu chống thấm ban công tốt nhất được nhiều người ưa chuộng nhất:
Các loại sơn chống thấm ban công
Sơn chống thấm là một trong những giải pháp thi công đơn giản và mang lại hiệu quả cao. Đồng thời, tính thẩm mỹ là các dòng sơn này mang lại cho công trình là rất cao. Với bề mặt sơn mịn màng sẽ mang đến độ chống thấm tuyệt đối. Thành phần trong sơn giúp tăng khả năng ngăn chặn vấn đề thấm nước và bảo vệ bề mặt ban công tránh các tác động của thời tiết. Thi công đúng quy trình chống thấm ban công và kỹ thuật giúp tăng thêm sự bền bỉ cho công trình hiệu quả.
Lớp sơn chống thấm sẽ giúp bảo vệ bề mặt ban công luôn bền bỉ cũng như kéo dài tuổi thọ sử dụng. Với chất lượng và giá cả hợp lý với mọi công trình nên đây là sự lựa chọn hàng đầu cho các công trình ban công.
Màng chống thấm cho ban công
Màng chống thấm là vật liệu chống thấm phổ biến được áp dụng vào nhiều công trình thi công chống thấm. Điển hình là thi công chống thấm ban công, tầng hầm, sàn mái sân thượng,… Sơn chống thấm mang lại độ bền cao cũng như tính tiết kiệm đem lại hiệu quả tối ưu cho công trình thi công.
Tuỳ vào tình hình thấm dột ban công và thiết kế ban công thì bạn có thể chọn lựa các loại màng chống thấm sau đây:
- Loại màng khò nóng chống thấm
- Loại màng chống thấm tự dính
Chống thấm ban công bằng Sika
Sika chống thấm cũng đã trở nên quen thuộc với các công trình thi công chống thấm ban công. Sika mang lại hiệu quả cao với tính thẩm mỹ và độ bền bỉ cao khi thi công với giá cả phù hợp với nhiều người sử dụng.
Phụ gia chống thấm cho bê tông
Phụ gia chống thấm bê tông là các vật liệu được sử dụng cho các công trình ban công giúp tăng khả năng bền bỉ khi thi công xây dựng. Ngoài ra, sản phẩm chống thấm này còn giúp hạn chế sự phá huỷ nước và ẩm mốc. Nếu có sự kết hợp với phụ gia chống thấm bê tông và vật liệu chống thấm sẽ khắc phục được vấn đề thấm dột và ẩm mốc giúp tăng tính thẩm mỹ cho công trình.
Quy trình chống thấm ban công tại KS POLYMER PAINT
Cách 1: Thi công KOLI-AC50/ KOLI-AC80
- Thi công Sơn chống thấm KOLI AC 50 gốc Acrylic: Bạn sẽ làm sạch bề mặt ban công trước khi thực hiện quét sơn chống thấm. Sau đó, bạn sẽ dùng máy hút bị hoặc chổi khô quét hết lớp bụi trên bề mặt thi công. Kế đến, bạn sẽ tiến hành khuấy đều sơn bằng dụng cụ đánh khuấy và thi công một lớp mỏng. Bạn chờ trong khoảng 60 phút để lớp sơn được khô hoàn toàn và thi công lớp thứ 2.
- Thi công Sơn chống thấm KOLI AC80: Khi bề mặt ban công đã sạch hoàn toàn thì bạn sẽ pha sơn theo tỷ lệ bột (9kg) : lỏng (9ℓ). Sau đó, bạn thi công lớp thứ nhất và chờ đóng rắn hoàn toàn để thi công lớp thứ 2 và thứ 3.
Cách 2: Thi công KOLI-100 + KOLI-288 + KOLI-300
- Bước 1: Bạn cũng tiến hành vệ sinh bề mặt ban công thật sạch và chờ khô hoàn toàn để thực hiện thi công 2 lớp Sơn lót Koli - 100.
- Bước 2: Bạn sẽ khuấy đều Sơn chống thấm Hàn Quốc KOLI-288 bằng máy trộn điện trong khoảng 3 đến 5 phút và thực hiện thi công sơn chống thấm. Chờ sơn khô hoàn toàn thì bạn sẽ thi công lớp sơn bảo vệ Sơn phủ TopCoat Koli - 300 là hoàn thành quy trình chống thấm.
Bên trên là tổng hợp các thông tin quan trọng bạn cần biết khi thực hiện quy trình chống thấm ban công. Các sản phẩm này do KS POLYMER PAINT cung cấp độc quyền với sự uy tín tuyệt đối.
Xem thêm: 3 loại vật liệu chống thấm sàn mái hiệu quả và cách thi công