Chống thấm cho nhà phố tại Hà Nội - Giải pháp bảo vệ công trình tốt nhất
Bạn muốn đảm bảo độ thẩm mỹ cao cũng như tính bền cao theo thời gian sử dụng. Hiện đang có khá nhiều vật liệu chống thấm cho nhà phố tại Hà Nội với các thương hiệu khác nhau. Do đó, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ trước khi chọn lựa để có thể đảm bảo chất lượng khi thi công.
Chống thấm cho nhà phố là gì?
Chống thấm cho nhà phố là việc sử dụng các vật liệu chuyên dụng để ngăn chặn tình trạng thấm nước lên bề mặt tường. Khi đó, bề mặt tường nhà luôn được bảo vệ độ bền vững dưới sự tác động của thời tiết.
Vì sao tường nhà phố bị thấm nước?
Trong quá trình thi công thì các vật liệu xây dựng không đảm bảo khoảng cách đạt chuẩn làm. Từ đó, nước sẽ xâm nhập qua các khe hở bề mặt và thấm vào bên trong để gây ra tình trạng bị thấm nước.
Tại nước ta thì khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều là đặc trưng cơ bản nên dễ gây ra các hiện tượng co ngót, giãn nở. Nguyên nhân này có thể làm bề mặt tường bị nứt và phá hủy bề mặt và cấu trúc vật liệu. Điều này đã vô tình tạo điều kiện cho nước xâm nhập vào bên trong.
Nguồn nước ngầm cũng có thể gây ra tình trạng thấm nước chân tường hoặc do ảnh hưởng của nước mưa. Bên cạnh đó, nước sinh hoạt trong nhà cũng có thể gây ra tình trạng thấm nước cho công trình.
Xem thêm: Top 3 loại sơn chống thấm tường ngoài trời hiệu quả| KS POLYMER PAINT
Hậu quả của việc không chống thấm cho nhà phố
Nếu bạn không thực hiện chống thấm nhà phố thì hiện tượng tường bị thấm sẽ xuất hiện và ngày càng nghiêm trọng. Dấu hiệu ban đầu chính là vết mốc, vết loang lổ gây ra tình trạng mất thẩm mỹ. Nếu để thời gian lâu thì tường sẽ bị thấm làm cho công trình xuống cấp nghiêm trọng hơn.
Kết cấu bên trong tường sẽ bị phá hủy theo thời gian nếu tường bị thấm nước lâu dài. Tuổi thọ công trình bị suy giảm và tính an toàn cho các thành viên cũng không được đảm bảo an toàn. Bởi nguy cơ nứt tường, sụt lún hoặc cháy nổ do chập điện vẫn luôn có khả năng xảy ra cao.
Rêu mốc và vi khuẩn sinh sôi trong điều kiện tường ẩm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe gia đình. Chi phí khắc phục tường nhà bị thấm thường khá tốn kém với nhiều chi phí hơn so với với việc chống thấm tường.
Xem thêm: Top 5 loại sơn chống thấm sàn mái cho công trình xây dựng chất lượng
Các hình thức chống thấm cho nhà phố hiệu quả cao
Đến với KS POLYMER PAINT bạn có thể chọn một trong hai hình thức chống thấm sau đây để bảo vệ công trình bền bỉ theo thời gian:
Thi công KOLI-AC 50
Sơn chống thấm KOLI-AC50 - Giải pháp sơn chống thấm hàng đầu cho công trình của bạn có tính năng đàn hồi, độ mềm dẻo cực cao và có thể kháng tia UV rất tốt khi sử dụng chống thấm công trình lộ thiên. Độ bám dính tốt mà không cần sơn lót và có thành phần an toàn khi sử dụng.
Cách thức thi công:
Bước 1: Trước khi bắt đầu thì bạn cần phải làm sạch bề mặt thi công với nhiều cách khác nhau. Để mang lại hiệu quả cao thì bạn nên dùng máy mài, máy tạo nhám để loại bỏ các lớp sần trên bề mặt tường. Bạn phải đảm bảo không còn bụi bẩn trước khi thi công để tăng độ bám dính của sơn.
Bước 2: Bạn tiến hành khuấy đều sơn bằng dụng cụ đánh khuấy và dùng con lăn hoặc máy phun sơn thi công một lớp mỏng. Sau 60 phút thì bạn thực hiện quét thêm lớp thứ 2. Sau khi sử dụng xong thì bạn nên đóng nắp sơn ngay để tránh sơn bị khô.
Sơn chống thấm KOLI AC 50 gốc Acrylic
Thi công KOLI-AC 90
Trường hợp bạn thi công chống thấm cho bề mặt tường đã ốp gạch thì nên chọn sơn chống thấm trong suốt KOLI AC90 - Giải pháp chống thấm hoàn hảo dành cho tường ngoài. Dòng sơn này có màu trong suốt nên giữ được màu sắc của các loại gạch đã ốp trên tường hiệu quả.
Cách thức thi công:
Bạn muốn tăng khả năng bám dính của lớp sơn chống thấm trong suốt KOLI AC90 thì cần phải thực hiện đúng quy trình để lớp sơn bền bỉ hơn. Nhìn chung thao tác này không phức tạp nhưng đòi hỏi bạn phải thực hiện chính xác:
Bước 1: Bạn vẫn phải xử lý sạch bề mặt tường để loại bỏ hoàn toàn các loại tạp chất khác nhau. Khi làm sạch xong nếu bạn phát hiện vết nứt thì nên sửa chữa bằng lấp đầy các vết nứt bằng keo putter V3.
Bước 2: Bạn sẽ pha loãng 20~30% với nước máy trước khi sử dụng và khuấy đều trước khi thi công lớp thứ nhất bằng con lăn, chổi quét,... Người dùng chỉ nên quét 1 lớp mỏng, bởi quá dày nó có thể gây nứt lớp màng. Chờ đến khi lớp sơn khô cứng hoàn toàn thì bạn thi công tiếp lớp thứ hai.
Bước 3: Bạn có thể nghiệm thu sau 3 đến 4 giờ khi sơn đã khô hoàn toàn để xác định độ bám dính của sơn chống thấm khi thi công hoàn tất. Đây cũng là một trong những thao tác thi công mà bạn không nên bỏ qua để đảm bảo chất lượng thi công hiệu quả.
Sơn chống thấm trong suốt KOLI AC90
Tóm lại, thông tin bên trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức quan trọng khi thi công chống thấm cho nhà phố. Bạn hãy liên hệ cho KS POLYMER PAINT theo số 0985979438 - 0962994438 để được tư vấn miễn phí nhé.
Xem thêm: Tại sao cần dùng sơn lót chống thấm sàn mái cho các công trình?