Những điều cần biết về quy trình chống thấm ban công tại Đà Nẵng
Chống thấm ban công đang trở thành quy trình không thể thiếu để tăng tuổi thị cho công trình. Quy trình chống thấm ban công tại Đà Nẵng thì đòi hỏi người thi công phải thực hiện đúng từng thao tác nhỏ. Yếu tố này có ảnh hưởng đến khả năng chống thấm của công trình theo thời gian.
Một số hậu quả khi không chống thấm cho ban công khi mới xây
Nếu bạn không chống thấm cho ban công có thể gây ra tình trạng sân thượng bị ngấm nước, ứ đọng. Theo thời gian thì bề mặt trần nhà bên dưới sẽ bị nứt nẻ chân chim, loang lổ, bong tróc nên không đảm bảo an toàn cho các thành viên.
Những mảng ố vàng, nứt nẻ, loang lổ, nấm mốc xanh đỏ sẽ làm giảm tính thẩm mỹ cho công trình. Ngoài ra, không khí trong nhà cũng sẽ không còn trong lành mà sẽ xuất hiện mùi nấm mốc gây ảnh hưởng đường hô hấp con người.
Theo thời gian thì cấu trúc công trình sẽ bị xuống cấp nhanh chóng, mặc dù nhà mới xây nhưng bạn phải tốn chi phí sửa chữa lên gấp 2 đến 3 lần. Bên cạnh đó, các đường dây điện ẩn sâu bên trong tưởng cũng rất dễ bị chập mạch dẫn đến cháy nổ không an toàn cho các thành viên.
Xem thêm: 3 loại vật liệu chống thấm sàn mái hiệu quả và cách thi công
Cập nhật quy trình chống thấm ban công tại Đà Nẵng
Khi bạn thực hiện quy trình chống thấm ban công thì cần phải có các bước thực hiện cụ thể. Bạn phải thực hiện đúng các bước sau đây để đảm bảo chất lượng chống thấm.
- Bước 1: Bạn sẽ sử dụng các loại máy chuyên dụng để làm sạch bề mặt ban công và loại bỏ tạp chất bên trên. Sau đó, bạn có thể dùng chổi hoặc máy hút để hút sạch bụi bẩn. Đối với các vết nứt thì bạn cần phải xử lý triệt để trước khi bắt đầu thi công.
- Bước 2: Khi bạn đã chắc chắn bề mặt thi công đã hoàn toàn sạch bụi bẩn thì sẽ tiến hành thi công sơn chống thấm. Đối với các dòng sơn không cần sơn lót thì bạn có thể thi công ngay sơn chống thấm. Với một số dòng sơn thì bạn phải thực hiện sơn lót để tăng độ bám dính cho sơn chống thấm.
- Bước 3: Bạn sẽ thi công lớp thứ 2 của sơn chống thấm để đảm bảo độ bền của công trình. Sau 24 giờ thì người dùng có thể tiến hành cho nước lên bề mặt ban công để xem xét khả năng chống thấm.
Xem thêm: Top 5 loại sơn chống thấm sàn mái cho công trình xây dựng chất lượng
Các sản phẩm chống thấm ban công hiệu quả nhất
KOLI-AC80
Sơn chống thấm KOLI AC80 là dạng bột có màu xi măng đậm và có màu trắng sữa. Các thành phần trong sơn có khả năng chống nước vô cùng vượt trội và co dãn tốt trên mọi bề mặt. Sơn có thể đóng rắn nhanh và có độ bền cao sau khi đã khô hoàn toàn.
KOLI-AC50
Đối với sơn chống thấm KOLI AC 50 gốc Acrylic thì bạn có thể thi công ngay mà không cần bề mặt thi công khô hoàn toàn. Tất cả các vết nứt trên bề mặt ban công cũng sẽ được lấp đầy vô cùng hiệu quả. Sản phẩm sơn này có thể kháng được tia UV cực tốt không cần đến lớp topcoat bảo vệ như những loại sơn khác. Bạn có thể thi công trực tiếp lên bề mặt công trình mà không phải thực hiện thi công sơn lót.
KOLI-288
Ưu điểm nổi bật của dòng sơn chống thấm ban công chất lượng này là bám dính siêu tốt trên mọi bề mặt và chống chịu được thời tiết khắc nghiệt. Dù thời tiết có thay đổi liên tục thì lớp chống thấm cũng không bị ảnh hưởng. Với dòng sơn chống thấm Hàn Quốc KOLI-288 thì trước khi thi công bạn cần phải sơn lót để độ bám dính được cao hơn.
Các hạng mục cần kiểm tra để quy trình chống thấm ban công tại Đà Nẵng
Trước khi bạn thực hiện quy trình chống thấm ban công hiệu quả, tiết kiệm thì cần phải dành thời gian để kiểm tra các hạng mục sau đây:
Cống thoát của ban công
Công trình ban công thường có thiết kế cống thoát nước để giúp nước lưu thông khi mưa lớn. Nếu trong quá trình thi công, miệng cống không được xử lý tốt thì sẽ gây ra hiện tượng co ngót và làm thấm nước. Bạn nên kiểm tra thật kỹ trước khi áp dụng quy trình chống thấm ban công.
Hệ thống đường ống nước xung quanh
Nếu hệ thống đường ống nước bị rò rỉ sẽ tạo điều kiện cho nước chui qua các khe nứt này và thấm vào tường. Từ đó, nước thấm vào nhà sẽ gây ảnh hưởng đến kết cấu của công trình.
Mặt sàn của ban công
Nếu độ dốc của mặt sàn không đảm bảo cho nước thoát nhanh sẽ gây ra tình trạng đọng nước và thấm dột. Bạn phải đảm bảo mặt sàn có thể thoát nước tốt trước khi thi công chống thấm.
Kết cấu của ban công
Kiểm tra kỹ lưỡng để biết được kết cấu của ban công có đủ dày hay chưa. Beeg mặt có sự xuất hiện của các khe nứt không. Nếu phát hiện thì bạn phải trám các vết nứt để đạt khả năng chống thấm dột tối ưu.
Bên trên là các thông tin về quy trình chống thấm ban công tại Đà Nẵng chi tiết và chính xác nhất. Bạn hãy gọi vào số hotline của KS POLYMER PAINT 0985979438 - 0962994438 để được tư vấn miễn phí và đặt hàng nhanh chóng nhé.